Máy tính là gì? Các thành phần cơ bản của máy tính

Máy tính một trong những công cụ dường như quen thuộc và hữu ích cho cuộc sống của chúng ta ngày nay. Nó không chỉ dùng để làm việc ở các văn phòng mà còn có thể dùng để giải trí, xem phim, hay liên lạc với một ai đó khi bị xa cách về khoảng cách địa lý. Tuy vậy không phải ai đang sử dụng cũng hiểu rõ về máy tính của mình cũng như các thành phần cấu tạo một chiếc máy tính. Chính vì vậy, hôm nay mình sẽ giới thiệu đôi chút về máy tính cũng như cấu tạo của nó. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Máy tính là gì?

Máy tính là một thiết bị có thể lập trình để lưu trữ, truy xuất và xử lý dữ liệu, thực hiện các phép tính số bằng máy tính cơ học, chẳng hạn như bàn tính và quy tắc trượt. Ngày nay máy tính là một thiết bị điện tử chấp nhận dữ liệu (đầu vào), xử lý dữ liệu đó, tạo đầu ra và lưu trữ (lưu trữ) kết quả.


Máy tính dùng để làm gì?

Trong những thập niên gần đây máy tính dường như đã đảo lộn cuộc sống của con người chúng ta bởi những ứng dụng vô cùng tiện ích của nó như:
Khi khoảng cách địa lý quá xa có thể dùng máy tính để liên lạc với người khác rút ngắn khoảng cách.
Hay dùng vào việc giải trí như xem phim, xem bóng đá, chương trình truyền hình, thực hiện các việc tìm kiếm,..
Viết, soạn các bài tập: Đối với các giáo viên có thể soạn các bài tập, bài giảng của mình thay vì dùng bút viết ra giấy như trước kia. Hay với ứng dụng đồ họa, tạo hình ảnh các nhà thiết kế, kỹ sư có thể thực hiện trên máy tính để tạo ra các sản phẩm hình ảnh cho riêng mình.
Ngoài ra thông qua máy tính con người còn có quản lý tài chính, thực hiện các giao dịch;... Thực sự thì máy tính vô cùng tiện ích đúng không mọi người. Nếu như có một chiếc máy tính xách tay nữa thì dường như chúng ta có thể sử dụng nó mọi lúc mọi nơi.

Máy tính gồm những thành phần cấu tạo nào?

Máy tính là một hệ thống xử lý đa năng, có thể nhận thông tin từ người dùng thông qua bàn phím và chuột để nhập dữ liệu; có thể từ đĩa cứng, USB, CD hay từ mạng (qua card mạng, modem) và xử lý nó. Sau khi xử lý xong, thông tin sẽ hiển thị trên màn hình cho người sử dụng xem, được lưu trữ trên thiết bị hay gửi đến cho ai đố trên mạng.
Về mặt cấu tạo, máy tính gồm một đơn vị trung tâm thường được gọi là thùng CPU (là tất cả những gì được cài đặt bên trong thùng máy) và các thiết bị ngoại vi khác. Thùng CPU chứa hầu hết các bộ phận điện tử và kết nối với các thiết bị ngoại vi bằng sợi cáp.


CPU (viết tắt của Central Processing Unit – Bộ xử lý trung tâm): CPU có trách nhiệm xử lý hầu hết các dữ liệu/tác vụ của máy tính, thêm vào đó CPU còn là trung tâm điều khiển các thiết bị đầu vào (chuột, bàn phím) và thiết bị đầu ra (màn hình, máy in).


CPU (Central Processing Unit – Bộ xử lý trung tâm) Bo mạch chủ (mainboard/motherboard): Bo mạch chủ là bảng mạch chính và lớn nhất trong cấu trúc máy tính, có vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau.


Bo mạch chủ
Bộ nhớ RAM (Random Access Memory): Ram là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, tạo thành một không gian nhớ tạm để máy tính hoạt động. Tuy được gọi là bộ nhớ nhưng khi tắt máy thì RAM chẳng còn nhớ gì dữ liệu từng được máy lưu trên đó.
Ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive – HDD): Ổ đĩa cứng (hay còn gọi là ổ cứng) là bộ nhớ lưu trữ chính của máy tính, các thành quả của một quá trình làm việc sẽ được lưu trữ trên ổ đĩa cứng trước khi có các thao tác sao lưu dự phòng trên các dạng bộ nhớ khác.


Ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive – HDD)
Ổ đĩa quang (CD, DVD): Ổ đĩa quang là thiết bị dùng để đọc đĩa CD hay DVD bằng ánh sáng laser (thường mắt thường không nhìn thấy được ánh sáng này),nguyên lý của ổ đĩa quang là chiếu laser vào bề mặt đĩa để ánh sáng phản xạ lại vào đầu thu rồi giải mã thành tín hiệu.


Ổ đĩa quang (CD, DVD)
Card đồ họa (video graphic array, graphic card): Card đồ họa là thiết bị chịu trách nhiệm xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính. Bo mạch đồ họa thường được kết nối với màn hình máy tính để giúp người sử dụng máy tính có thể giao tiếp với máy tính.


Card đồ họa (video graphic array, graphic card) Card âm thanh (Audio card): Card âm thanh là thiết bị mở rộng các chức năng về âm thanh trên các máy tính, thông qua các phần mềm, thiết bị này cho phép
ghi lại âm thanh (đầu vào) hoăc xuất âm thanh ra (đầu ra) thông qua các thiết bị chuyên dụng khác (loa).


Card âm thanh (Audio card)
Card mạng (Network card): Card mạng là thiết bị có chức năng kết nối các máy tính với nhau thành một mạng máy tính. Khi sở hữu máy tính, chắc hẳn bạn muốn dùng nó để kết nối internet và điều đó nghĩa là bạn muốn máy tính của bạn sở hữu một card mạng.


Card mạng

Card mạng không dây


Bộ nguồn (Power supply Unit- PSU): Bộ nguồn là thiết bị cung cấp điện năngcho toàn bộ các linh kiện lắp ráp bên trong thùng máy tính hoạt động (tuy nhiên không phải các PSU đều là nguồn máy tính, bởi vì chúng được sử dụng rất nhiều trong các thiết bị điện tử).

Bộ nguồn máy tính

Màn hình máy tính (Monitor): Monitor là thiết bị gắn liền với máy tính, mục

đích chính là để hiển thị và là cổng giao tiếp giữa con người với máy tính. Đối

với các dòng máy tính cá nhân, màn hình máy tính đó một bộ phận tách rời. Còn

với máy tính xách tay, màn hình là một bộ phận gắn chung không thể tách rời.


Màn hình máy tính (Monitor)

Bàn phím (Keyboard): Bàn phím máy tính thiết bị nhập dữ liệu, giao tiếp con người với máy tính. Về hình dáng, bàn phím chính là sự sắp đặt các phím, một bàn phím thông thường có các ký tự được in trên phím; Mỗi lần nhấn một phím tương ứng với một ký hiệu được tạo ra.


Bàn phím (Keyboard)
Chuột (Mouse): Chuột là thiết bị phục vụ điều khiển, ra lệnh và giao tiếp con người với máy tính. Khi sử dụng chuột máy tính, nhất thiết bạn phải sử dụng màn hình máy tính để có thể quan sát tọa độ và các thao tác di chuyển của chuột trên màn hình.


Chuột (Mouse)
Thùng máy (Case): Thùng máy thường là một hộp kim loại dùng chứa bo mạch chủ cùng các thiết bị khác nêu trên cấu thành một máy tính hoàn chỉnh.


Quạt tản nhiệt: Sự phát tán nhiệt trong thiết bị máy tính là điều bắt buộc và không mong muốn. Khi nhiệt độ tăng đến giới hạn nhất định, các thiết bị này sẽ hoạt động không ổn định, có thể dẫn đến hiện tượng làm dừng hệ thống (treo máy) hoặc hư hỏng. Chính vì vậy, quạt tản nhiệt được xem là thiết bị tối ưu gắn liền với máy tính.


Quạt tản nhiệt
Những thành phần cơ bản để máy tính có thể hoạt động được là gì ?
Mỗi một loại máy tính không nhất thiết phải có tất cả các thành phần nêu trên.
Tuy nhiên, máy tính không thể hoạt động được nếu không có tối thiểu các bộ sau đây
  • Bộ xử lý: Thành phần thực thi các lệnh từ phần mềm và phần cứng
  • Bộ nhớ: Đây là bộ nhớ chính tạm thời cho dữ liệu di chuyển giữa bộ lưu trữ và CPU
  • Bo mạch chủ: Hợp phần kết nối tất cả các thành phần
  • Thiết bị lưu trữ: Bộ nhớ thứ cấp chậm hơn lưu trữ vĩnh viễn dữ liệu.

Kết bài
Qua bài viết mình đã chia sẻ tới các bạn những hiểu biết cơ bản về máy tính, ứng dụng của nó trong cuộc sống và những cấu tạo cơ bản, chức năng từng bộ phận cấu thành một máy tính chính hoàn chỉnh. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu rõ hơn về chiếc máy tính mà bạn đang sử dụng.
Chúc các bạn luôn thành công !!
Xem thêm:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những cải tiến đáng chú ý trên Windows 10 build 18936

Chọn mua Surface chính hãng giá ưu đãi trong dịp cuối năm

Người dùng chờ đợi điều gì ở Surface Pro 9 sắp được ra mắt